Phytosanitary là gì? Fumigation là gì? Thủ tục xin cấp hai loại chứng nhận
Phytosanitary là gì?
Phytosanitary Certificate – Chứng nhận kiểm dịch thực vật là giấy chứng nhận do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm cấp cho chủ hàng. Mẫu giấy này được dùng để xác nhận hàng hóa là thực vật hoặc sản phẩm thực vật không có nấm độc, sâu bọ,… có thể gây bệnh cho cây cối trên đường đi hoặc địa điểm đến của hàng hóa.
Mục đích của việc xin cấp Phytosanitary Certificate
Mục đích của việc xin cấp Phytosanitary Certificate là:
- Đối với hàng nhập khẩu: Đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước nhập khẩu.
- Đối với hàng xuất khẩu: Là căn cứ chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
Nội dung có trong Phytosanitary Certificate
Các thông tin quan trọng có trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật bao gồm:
- Tên và địa chỉ của người xuất khẩu;
- Tên và địa chỉ người nhận;
- Số lượng và loại bao bì;
- Ký, mã hiệu;
- Nơi sản xuất;
- Phương tiện vận chuyển;
- Cửa nhập khẩu;
- Tên và khối lượng sản phẩm;
- Tên khoa học của thực vật,…
Những mặt hàng phải có chứng nhận kiểm dịch thực vật
Không phải mặt hàng nào có nguồn gốc thực vật đều phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Căn cứ vào điều 1,2,3 của Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bao gồm:
- Thực vật;
- Các sản phẩm của cây;
- Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp và nấm men).
- Kén tằm, gốc rũ kén tằm, cánh kiến.
- Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroid và các loại cỏ dại được dùng để phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.
- Các phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc vào diện kiểm dịch thực vật.
- Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quyết định.
Fumigation Certificate là gì?
Mục đích của việc xin cấp Fumigation Certificate
Fumigation Certificate – Giấy chứng nhận hun trùng được cấp đối với những hàng hóa dễ bị côn trùng xâm nhập, làm hư hỏng trong quá trình vận chuyển và thường do Công ty khử trùng cấp. Một số vai trò mà giấy chứng nhận hun trùng mang lại là:
- Để hàng hóa có thể xuất khẩu đi được, đặc biệt là xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ thì điều quan trọng là phải vượt qua vòng kiểm định chặt chẽ từ nước nhập khẩu. Khi có giấy chứng nhận hun trùng, việc hàng hóa xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn.
- Để được thông quan, nhiều loại hàng hóa sẽ được quy định cần có chứng thư hun trùng. Nếu không xuất trình được giấy chứng nhận hun trùng thì hàng hóa sẽ bị buộc phải trả lại về nước xuất khẩu.
Nội dung có trong Fumigation Certificate
Một số nội dung chính có trong mẫu chứng nhận hun trùng bao gồm:
- Tên và địa chỉ người gửi hàng;
- Tên và địa chỉ người nhận hàng;
- Các thông tin về hàng hóa bao gồm: Tên hàng hóa, số lượng, kích thước,…
- Nơi hun trùng;
- Ngày hun trùng,…
Những mặt hàng phải có chứng nhận hun trùng
Có phải tất cả các loại hàng hóa đều cần có chứng nhận hun trùng không? Theo quy định, một số mặt hàng yêu cầu phải có chứng nhận hun trùng bao gồm:
- Nhóm các mặt hàng có nguồn gốc từ hữu cơ như nông sản
- Nhóm các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ.
- Nhóm các mặt hàng nếu không được xử lý trước khi vận chuyển thì trong quá trình vận chuyển có thể phát sinh mối, mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại tới môi trường.
- Nhóm các loại bao bì đóng gói hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ gỗ.
- Các loại hàng hóa sử dụng bao bì, kệ bằng gỗ hay vật chèn lót như pallet gỗ, thùng gỗ, tấm gỗ kê, vật chèn lót bằng gỗ…).
Liên hệ ngay với Lâm Đồng Logistics để được hỗ trợ tốt nhất.
Đọc thêm: Thủ tục xuất khẩu rau củ quả đi các nước cần những giấy tờ gì ?
Đọc thêm: Dịch vụ chuyển phát nhanh đi Nhật Bản giá rẻ, nhanh chóng